Archive for the ‘Cuộc sống’ Category

Bài học cuộc sống

Posted: Tháng Hai 12, 2017 in Cuộc sống

Bài học số 1

Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!
Bài học số 2

Một cô gái bán hoa nếu qua đêm với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu qua đêm với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu qua đêm với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!
Bài học số 3

Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.
Bài học số 4

Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.
Bài học số 5

Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu:

1. không phải ai “đi nặng” vào người mình cũng là kẻ thù của mình

2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình
Bài học số 6

Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.

Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”

Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.
Bài học số 7

Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.

– Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?

– Vợ: ông Bob hàng xóm.

– Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.
Bài học số 8

Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.
Bài học số 9

Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!
Bài học số 10

Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.
Bài học số 11

Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.
Bài học số 12

Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.
Bài học số 13

Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!
Bài học số 14

Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.
Bài học số 15

Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.
Bài học số 16

Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

“Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

“Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời . Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.
Nguồn st

Translated from Vietnam e-news (vnexpress.net). 

On 26-May 2014, while a Vietnamese fishing boat namely DNA-90152-TS was moving towards Paracel island area for fishing, it was surrounded and obstructed by many Chinese steel ships. At 16:00 PM the same day, after spreading out the trawl (fishing net) on location with 17 knots away from rig HD981 which was located illegally by Chinese in Vietnamese’s sea, suddenly one Chinese steel boat crashed into Vietnamese fishing boat at high speed. Thus, fishing boat sunk to deep sea.

Seven fishermen on this boat quickly jumped to the sea. The other 3 men were still on cabin when sinking, and extremely struggled to get out of the boat. After attacking Vietnamese fishing boat, Chinese ship hadn’t have any action on rescuing these Vietnamese fishermen, moreover prevented other Vietnamese boat approaching to help.

Here are some pictures that show the progress of salvaging the fishing boat DNA-90152-TS

a1-1401696256_660x0

Towing back to Danang (Vietnam seaside)

a3-1401696281_660x0

a3a-1401696294_660x0

Being salvaged

a10-1401696385_660x0

a14-1401696428_660x0

Everything broken

a13-1401696415_660x0

Equipment become rusted

a17b-1401696485_660x0

Impacted point that caused the sinking

Such provocative actions of China Government demonstrates their strategy to exclusively invade the Paracel island.

IMG_20140207_172655

Được nghỉ Tết rảnh rỗi, quăng xe đạp lên oto, tôi trốn lên Đà Lạt 1 thời gian. 1 buổi chiều tha thẩn ngang dọc Đà Lạt bằng xe đạp, chụp hình bằng con Blackberry, để tìm về những cảnh cũ, những kỷ niệm mà ngày xưa dì vẫn dẫn anh chị em tôi ngang dọc Đà Lạt những ngày đầu xuân.

Nhà ngoại tôi ở Thái Phiên, gần hồ Than Thở. Thái Phiên là tên làng, nhưng nay đã được đổi tên thành phường 9. Tên Thái Phiên chỉ còn ở trong các tạp chí Heritage hoặc Travel, và ở cái cổng chào đầu làng “Làng hoa Thái Phiên” để minh chứng cho 1 làng chuyên trồng hoa và những gì được viết trong Heritage là đúng !

Dắt xe, khoá cửa, bắt đầu đạp. Ngày xưa đường trước nhà ngoại tôi chỉ là đường đất, đến cuối gần ngã 3 có 1 nhúm đá hộc 4×6, chắc lúc đó do mưa xói mất đi đất. Tôi ghét nhúm đá đó nhất, mất đi sự đồng bộ của cả con đường đất. Nhưng giờ đây đường đã trải nhựa ngon lành, mượt đến độ Ferrari có thể vào tận cửa !

Đến ngã 3 tôi rẽ trái, tìm cái sân patin ngày xưa, nhưng bây giờ đã thành vườn trồng hoa. Cái sân patin ngày đó là nơi tập trung “trẻ trâu”, và tôi cũng là 1 con trâu trong đó. Nhưng con trâu tôi trượt patin rất lành nghề. Cũng phải vì suốt năm lớp 8, 9 mỗi khi được nghỉ tiết là cả đám học trò lại kéo nhau vào Tao Đàn tập patin. Đến khi sân Hoàng Long ra đời (trong khu nhà văn hoá thể thao Lao Động) thì trình độ trượt patin của tôi đã lên mức hoàn chỉnh, đi lui đi tới đi ngang, đi bằng 2 bánh trước sau, nhảy nhót tưng tưng đủ cả ! Xứ mù thằng chuột làm vua, thế là tôi “làm chủ” sân patin Thái Phiên đó. Thế là bắt đầu lọt vào mắt các em gái. Cũng nắm tay dắt đi, em đi ngược, a đi xuôi, rất là điệu nghệ! Những “con trâu trẻ” khác bắt đầu thấy ngứa mắt, đứng ngoài sân mà mắt cứ sòng sọc. May sao có vài chú công an, và ông anh tôi cũng thuộc loại “quen biết trong giới” nên tôi vẫn bình an! Đứng nhìn “sàn diễn” của mình gần 15 năm trước, giờ là luống hoa, luống rau, cảm giác thật lạ !!!

Tiếp tục ra chợ. Ngày xưa mỗi dịp xuân về là chợ Thái Phiên nhộn nhịp hội chợ. Hằng đêm có pede (cho phép tôi dùng từ này vì ngày xưa tôi vẫn gọi thế!) ca hát và xổ lô tô rất vui. Tôi vẫn còn nhớ như in câu hát “lô cà ra cà ra con mấy con mấy vậy ta…” và hàng loạt các bài hát được chế lại rất nhuần nhuyễn để kết thúc là 1 con số, ví dụ “ba là cây nến hồng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, 3 ngọn nến lung linh, con số chín là con số chín…”. Nhưng mấy năm nay, dường như văn hoá thưởng thức của người ta đã thay đổi, ko còn lô tô pê đê hát như xưa nữa, căn chợ chiều ngày đầu năm đìu hiu vắng vẻ như tờ !

IMG_20140207_162148

Tiếp tục đạp ra hồ Than Thở. Ngày xưa từ nhà ngoại tôi có đường tắt ra hồ Than Thở, con đường mà dì tôi hay dẫn anh chị em tôi mỗi khi đi về trễ, để save time. Mỗi lần đi chơi về tối, đi ngang qua con đường tắt ven hồ, khi gặp người đi ngược lại dì tôi đều thở phào “gặp người rồi”, hỏi mãi hoá ra dì tôi sợ ma, người ta hay nói ma giấu người khi đi qua khu hẻo lánh này. Làm lũ nhóc chúng tôi sợ lạnh cả lưng, cố đi cho lẹ :)) Những buổi chiều chạng vạng, những gốc cây khô tạo nên những hình thù kỳ dị. Thời gian đó tôi hay bị chó cắn, nên toàn nhìn ra đó là mấy con chó Bergie. Hồ Than Thở giờ đây ko còn hoang sơ nữa, du lịch đã đến nơi, rào lại, bán vé, thu tiền. Trên hồ thấp thoáng những con vịt cho dân du lịch đạp, hàng rào ngăn lại như xé toạc 1 mảnh đồi!

IMG_20140207_162758cổng vào khu du lịch hồ Than Thở

Tiếp tục thả dốc hồ Than Thở chạy ra trung tâm Đà Lạt. Đi ngang ga, tôi không dừng lại vì mấy ngày trước đã ghé thăm rồi. Ga Đà Lạt giờ đây là điểm đến du lịch, có 1 tàu du lịch nhỏ đưa khách từ ga đi Trại Mát. Theo quảng cáo, ngồi trên xe lửa cổ này sẽ cảm nhận được lịch sử và có cơ hội ngắm nhìn Đà Lạt qua khung cửa toa xe xưa. Nhưng tôi thì thấy ngoài những mảng vườn, đồi, còn có cả … rác 😦

Cũng đến Hồ Xuân Hương, men theo hồ, hít thở không khí mát lạnh trời chiều. Đạp lên khu Hoà Bình. Rạp chiếu phim vẫn còn đấy, nhưng chằng chịt banner, biểu ngữ những lời sáo rỗng. Mất dấu những tấm áp phích phim vẽ bằng tay khi xưa, tuy không lung linh, không rực rỡ nhưng nó chứa đựng cả cái hồn người nghệ sĩ trong mỗi tấm áp phích phim đó.

IMG_20140207_170224rạp chiếu phim Đà Lạt

Tôi đạp vòng theo rạp phim, chợ đồ cũ đã được dời đi nơi khác. Cái chợ dù cho tôi ít lui tới, nhưng vẫn có kỷ niệm vì có lần anh tôi dẫn tôi len lỏi qua cái chợ này, từ lúc đó tôi phát hiện mình có thể kiếm được nhiều thứ hay ho với giá rẻ rề. Đến lúc tôi nhận ra nó hay ho thì cũng là lúc tôi ít lên ĐL, và mỗi lần lên tôi lại chìm vào những club, quán xá, cafe, … Đi dạo xe đạp, chợt nhận ra mình từng thích thú nơi đây, nhưng giờ đây chợ cũ chỉ còn là bãi xi măng nham nhở !

IMG_20140207_170418#1chợ đồ cũ, nay đã được dời đi cách đó khoảng 200m

Tiếp tục ra khu Hoà Bình, phía sau nhà hát ngày xưa là nơi tập trung xe ôm và xe lam. Xe ôm chủ yếu là Simson hoặc Minsk. Giờ đây toàn là Honda với slogan “Tôi yêu Việt Nam … đồng”, và taxi. Ngày xưa xe cộ rất khó khăn. Đi chơi về trễ, phải năn nỉ bác tài xe lam, trả thêm tiền để chở về Thái Phiên. Tôi vẫn còn nhớ như in sau khi mua 1 cây pháo bông, lên xe lam hí hửng về đến nhà thì phát hiện rớt toàn bộ tiền lì xì, tổng cộng gần 100k (thời điểm năm 94, 95 gì đấy). Khóc hu hu, thế là mấy chị thương góp lại lì xì cho thằng em được 30k. (mấy chị thiệt dễ thương ^^)

IMG_20140207_170736

Tiếp tục vòng về ấp Ánh Sáng. Con đường đặc biệt này nhỏ, dốc và được trải đá. Cái con đường nhỏ đấy có rất nhiều quán bán bún bò, mì quãng, phở, … Giờ đây 1 phía của đường dốc lát đá ấy đã bị giải toả, kèm theo đó là 1 con đường mới, song song với 4 làn xe chạy. Hy vọng Đà Lạt vẫn giữ lại con đường lát đá cùng cái tên ấp Ánh Sáng này.

IMG_20140207_1656011 phía con đường đã bị giải toả và san bằng

IMG_20140207_1654551 người buôn thúng bán bưng ở ấp Ánh Sáng.

Screen Shot 2014-02-13 at 10.29.51 PMẢnh ấp Ánh Sáng khi chưa giải toả. Hình thành viên hienmtd@vnphoto.net

Trời đã về chiều, không khí bắt đầu lạnh. Tôi vẫn mặc 1 áo thun mỏng te và phăm phăm đạp về phía cuối hồ Xuân Hương để ngắm hoàng hôn trải dài trên mặt hồ. Bất chợt 1 chiếc cano lọt vào khung ngắm, định bụng chờ nó out khỏi rồi mới chụp, nhưng thôi kệ, đừng ném vào quá khứ viên đá, tương lai sẽ không bắn bạn bằng viên đại bác, nhưng cũng nên ném vào quá khứ 1 chiếc cano để ý thức được rằng dù cho lâu lâu thả rông cảm xúc 1 chút hoài niệm, nhưng phải nhanh chóng tỉnh lại để sống cho hôm nay, ngày mai … !!!

IMG_20140207_172719#1

P/S: trở về thực tại, các bác thấy con BlackBerry Z10 gần  phá sản của em chụp hình như thế nào ah :))

Là đàn ông

Posted: Tháng Mười Một 22, 2012 in Cuộc sống
Thẻ:

Bài này hay copy lại để dành, nội dung nguyên bản của Tiến sĩ Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee) – ông từng là Phó tổng giám đốc Microsoft toàn cầu trong thập kỷ 90, rồi đảm nhận Phó tổng giám đốc Google châu Á năm 2005. Ông sinh năm 1961 tại Đài Bắc, thường gây sóng gió bởi những phát ngôn sáng suốt nhưng ngôn từ trần trụi khó nghe.

Nếu bạn là đàn ông, nếu bạn đã hai mươi, nhưng bạn chưa hai lăm tuổi, bạn buộc phải tìm được một thứ gì đó ngoài tình yêu, giúp đôi chân bạn đứng vững vàng trong cuộc đời này. Bạn phải bắt đầu nghĩ cách để kiếm ĐỦ và sống ĐƯỢC.

Tôi chưa từng bao giờ nghĩ bằng cấp là thứ quan trọng, thiên tài với danh nhân đâu phải từ lò luyện và trường lớp mà ra. Nhưng nếu bạn không học tới nơi tới chốn, thì dù có đi làm cửu vạn, ngay cả bao cát cũng sợ rằng chẳng biết cách mà vác.

Bạn buộc phải làm cho những suy nghĩ văn vẻ và cảm xúc màu mè thị dân của mình dần trở thành lối tư duy sáng sủa, rõ ràng và những ngôn từ giản tiện ngắn gọn. Bởi những thứ màu mè và bồng bột sẽ không thể tồn tại lâu. Bạn phải biết rằng, những sự thích thú khi khi đọc văn hay, nghe lời bay bướm mang lại sẽ chẳng mấy giá trị, trong khi thứ quan trọng nhất lại nằm ở trí tuệ, tinh thần, tâm hồn, nội dung, tư duy của bạn.

Là đàn ông, làm ơn đừng đọc văn của những nhà văn nữ cùng thời với bạn.

Là đàn ông, làm ơn đừng trách người khác, đừng nhỏ nhặt, làm ra vẻ đáng thương.

Làm ơn đừng nghĩ đến cái gì là viết về cái đó.

Và chớ tiếc rẻ đôi chút cảm động bé nhỏ, đôi chút thương xót nhỏ nhoi.

Bạn phải tin vào cái đẹp, tin vào hơi ấm, vào lòng tin con người, sự tự trọng của mỗi người, bạn hãy giữ gìn những phẩm chất xưa cũ này. Tôi không muốn bạn bốc đồng, vô vị, mù mờ, chà đạp chính mình và làm thương tổn người khác. Bạn không nên nhào nặn đời bạn thành một đống hỗn độn tổng hợp đủ thứ.

Khi bạn thay đổi con người bạn, hãy cố nâng niu những giá trị bản thân, cho dù bạn biết rõ, không phải ai cũng ưa những gì bạn đang có.

Làm ơn đừng chấp nhận thỏa hiệp với những con người đang ngụy trang là họ thức thời, cấp tiến. Họ chỉ là những kẻ vô công rồi nghề đang tìm cách biện minh cho sự thua kém của bản thân họ. Sự mạnh mẽ, bản lĩnh đàn ông nằm ở tận trong trái tim bạn, bạn có sức mạnh và vẻ đẹp từ trong tim, từ niềm tin mà dù thời gian và tuổi trẻ có trôi qua cũng không khuất phục được.

Bạn không có quyền ngồi trong cái tháp ngà của trường học, rồi bảo tôi yêu thế giới này tươi đẹp. Bạn phải nhìn thấy cái đen tối của thế giới, sự bẩn thỉu của cuộc đời, sự xấu xa của con người, sau đó mới nói rằng tôi vẫn yêu thế giới này, tôi vẫn yêu cuộc sống và tôi sống.

Tuổi trẻ ngắn ngủi thế, nhưng đừng sợ tuổi già.

Đôi khi, bạn có thể dừng lại nghỉ ngơi, nhưng đừng quỳ xuống.

Khi đi một con đường, bạn chớ ngoái đầu nhìn lại, hoặc tự hỏi, mình đang làm cái gì?

Khi đau và nhục, đàn ông có thể khóc và gào. Khóc đi, rồi rửa mặt, vỗ má mình, rồi áp má mình để trên gương mặt bạn có một nụ cười. Chứ bạn đừng dụi mắt hay lấy tay lau nước mắt. Bởi có thể sớm mai bạn sẽ mang một đôi mắt trũng và sưng vì khóc. Chớ để sớm mai ai cũng nhận ra bạn từng khóc.

Đàn ông hãy xác định cho mình một mục tiêu xa hơn và một lộ trình dài hơn. Hãy nhớ thỉnh thoảng ngửa đầu nhìn trời xanh, và lúc nhìn lên trời xanh hãy nhớ cúi xuống nhìn đất dưới chân mình.

Vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ người nào hỏi bạn, bạn yêu mấy lần, đáp án của bạn phải luôn là Hai.

Một lần, cô ấy yêu tôi nhưng tôi không cảm xúc, một lần là tôi yêu cô ấy nhưng không được đáp lại. Hãy luôn nhớ rằng, tình yêu đẹp vẫn luôn đang đợi bạn ở lần yêu sau. Nên đừng luyến tiếc, đừng để một người đàn bà nào có cơ hội làm bạn bị tổn thương tới lần thứ hai.

Làm đàn ông, đừng giao du với văn nghệ sĩ hay bọn văn sĩ trẻ, cũng như đừng làm bạn với những kẻ bất đắc chí, thiếu tâm huyết với đời, cũng tuyệt đối không được bạn bè với những người đàn ông không có nghề nghiệp chính thức, kiêm quá nhiều nghề.

Cũng đừng yêu người phụ nữ nào hy sinh vì bạn. Khi có một cô nàng tự chà đạp bản thân nàng, tự hy sinh, tự chịu thiệt vì bạn, bạn chớ nên vì thế mà cảm động hoặc yêu kẻ lụy tình ấy. Bởi một người đàn ông nghiện hút trộm cắp đầy mình thân với bạn, có thể kẻ nghiện hút trộm cắp tiếp theo sẽ là chính bản thân bạn. Tình yêu cũng tương tự như vậy, khi một người phụ nữ vì yêu mà cầm dao cứa tay mình đau, có thể kẻ tiếp theo bị nàng cứa chính là bạn.

Không bao giờ đặt niềm tin vào một gã đàn ông chỉ định giao du với mình bạn chứ không cho bạn biết hắn đang chơi bời với những bạn bè nào khác.

Khi một cô nàng định gọi bạn là “anh yêu, baby, chồng yêu ơi”, bạn hãy bắt buộc cô nàng gọi bạn bằng tên bạn, bởi bạn là một người đàn ông, bạn không phải thú cưng của ai.

Khi một người đàn ông hoặc một người đàn bà tự nhiên không tới tìm bạn nữa, bạn hãy dứt khoát đừng gọi tới làm phiền họ.

Đừng tin những kẻ dùng tiểu xảo trong tình yêu. Và đừng ác miệng sau khi chia tay người tình. Nghe lời khuyên của người khác, nhưng đừng hối hận, bởi hối hận chưa từng mang lại cho đàn ông bất cứ thứ gì hay ho.

Đàn ông thì không xé ảnh, đốt thư, xé nhật ký, làm những việc mà chỉ diễn viên ba xu trên phim truyền hình mới làm. Bởi bạn tin vào tình yêu. Tin rằng trên đời vẫn còn những người đàn ông tốt và những người phụ nữ tốt đẹp, có thể họ cũng chưa kết hôn, họ cũng vẫn đang vượt trùng trùng biển người trong đời để tìm đến bạn. Nên đừng nói những câu đại loại như: “Thời này làm gì có đàn bà tử tế” hoặc “Làm gì có đàn ông tốt!”. Những câu như thế thường làm người ta hiểu rằng, bạn đã no xôi chán chè, hời hợt với vô số người, vơ đũa cả nắm và không hề sống nghiêm túc, chưa trưởng thành.

Hãy yêu tiền, yêu vật chất, dùng tiền để sống cho ra sống. Nhưng vẫn hiểu rằng những giá trị tinh thần cũng quan trọng biết bao. Và con người bạn, một người đàn ông đầy sức sống, háo hức sống vẫn luôn có giá trị và đẹp đẽ hơn những đồng hồ hàng hiệu, thời trang, phụ kiện sành điệu bạn đang mang. Nếu đã hơn hai mươi tuổi nhưng mỗi phút bạn sống, bạn vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ, thì những tiền bạc bạn có, đồ hiệu bạn mặc chỉ làm cho sự vô liêm sỉ của bạn nổi bật hơn mà thôi. Nên đồ hiệu không làm bạn có giá hơn. Bản thân người đàn ông không có giá trị bản thân, thì dù có bọc vàng, được bố mẹ nâng đỡ sự nghiệp chức này tước kia, cũng vẫn chỉ là một kẻ ăn bám bọc vàng. Một con lừa dù có đóng yên cương vàng khối cũng không thể trở thành tuấn mã.

Bạn còn trẻ, có thể chưa đủ tuổi để bắt đầu một sự nghiệp riêng, một tương lai huy hoàng. Nhưng bạn đã đủ tuổi thành niên, nên ít nhất, cũng không thể làm một cái gánh nặng đeo trên lưng bố mẹ, để bố mẹ mất hai mươi năm nuôi dạy, cái gánh nặng đã sống ký sinh trên lưng chỉ nặng thêm và nhiều đòi hỏi hơn.

Bạn đừng tưởng bạn trẻ, bạn làm một kiểu tóc có màu khác người, mặc một bộ quần áo dở nam dở nữ Unisex, rồi phun lên người một thứ mùi nước hoa, thì người khác sẽ tôn trọng bạn. Cái ngước nhìn của người khác không mang ý trầm trồ ngưỡng mộ, mà là cái nhìn khi đi ngang qua sở thú. Rất nhiều đàn ông khác chỉ bởi họ được giáo dục tốt nên họ sẽ không bày tỏ thái độ gì với bạn đâu, họ sẽ tôn trọng sự “cá tính” của bạn, nhưng không có nghĩa rằng, họ không nhận ra sự xấu xí của người đàn ông trước mặt.

Xin bạn đừng coi rẻ những người lao động nghèo. Đừng xấu hổ vì phải làm việc nặng nhọc. Đất không bẩn, mồ hôi không hôi hám. Xin hãy tôn trọng những người có thể không giàu bằng bạn, nhưng họ đang nuôi cả gia đình bằng đôi tay lương thiện và cần cù của họ. Bạn tôn trọng họ, bạn mới biết giá trị của bạn nằm ở đâu.

Làm đàn ông, hãy tha thứ, nhưng đừng quên. Và hãy khoan dung với cả thế giới cũng như với chính bản thân bạn. Để luôn tự nhủ rằng, ta là đàn ông, ta xứng đáng để có được những thứ tốt đẹp hơn.

Bài được dịch bởi Trang Hạ 

“Nhậu ko ?” “nhậu”

Posted: Tháng Mười Một 5, 2010 in Cuộc sống
Thẻ:, ,

22h30 online gặp lại bạn cũ từng làm chung TMV, dăm ba câu tản mạn sức khỏe và thời tiết, trời lạnh thèm cái nồi nóng nóng. Bạn hỏi “Đi nhậu không ?” “uh, đi nhậu”

Từ lâu rồi tôi đã mất dần thói quen quyết định mọi việc chỉ trong 5 phút. Hồi còn sinh viên, có lần tôi đi Xuân Lộc chúc tết thằng bạn bằng xe máy trong khi chỉ có cái quần đùi và cái áo thun mỏng tét, quyết định đó được đưa ra trong vòng 1 phút, do cái đèn đỏ ngã tư Bình Thái lâu quá. Chờ đèn đỏ chán, tặc lưỡi “hay lên Xuân Lộc thăm thằng bạn”, thế là quay xe, vù…

Chạy ngang bùng binh thị trấn Đồng Xoài, thằng bạn chỉ “quẹo trái là lên Đà Lạt” “uh, mày về SG đi, tao lên Đà Lạt”, quyết định cũng trong vòng chưa đầy 5 phút.

Sáng vào công ty cũ, ngồi chán chán, nghĩ vẩn vơ “hay là mình nghỉ quách rồi đi kiếm việc khác”, thế là viết đơn xin nghỉ. Đầu giờ chiều đem lên nộp sếp. “Sorry sir, I’m quit” .

Những quyết định đưa ra rất nhanh và mình chưa bao giờ hối hận vì những quyết định đó. Nhưng từ hơn 1 năm nay, từ sau lần relocation Hà Nội 7 tháng, tôi dường như đã “chín chắn” hơn, hay nói 1 cách nông dân tri điền là “nhát” hơn. Nếu như ngày xưa, 1 việc nằm trong dự định quá 1 ngày là coi như khó thành hiện thực, còn giờ đây, các plan lên trước cả tháng, cả năm, … Công việc thì tất nhiên phải có kế hoạch và phải hoàn thành on time, nhưng tính cách tôi không còn sôi nổi, ào ào, … như xưa nữa! Hồi trước tôi rất ghét việc phải hỏi 2 lần “bạn có đi không?” Nếu ậm ừ, xem như ở nhà nhé !

Và hôm nay nhờ người bạn cũ, tôi muốn lấy lại dần khả năng quyết đoán, thói quen không chần chừ khi xưa của mình. Và mong rằng với kinh nghiệm sống của mình, những quyết định nhanh chóng kia luôn luôn chính xác.

Dạo này mình gặp nhiều chuyện không vui, nhưng mình đã thật sự bất hạnh ??
Tìm được clip này, cảm thấy mình vẫn còn may mắn.

There is time in life when you fall down, you feel you don’t have the strength to get back up. Do you think you have hope? I’m telling you that I am down here, facing down, and I have no arms and no legs. It should be impossible for me to get back up. But it’s not. You see I’ll try one hundred time to get up. If I fail 100 times, and I give up. Do you think that I am ever going to gave up? No. But if I fail and I try to get up again, and again and again. I just want you to know that it’s not the end. It matters how you’re gonna finish. Are you gonna finish strong? You’ll find that strength to get back up, like this

Vây là đã 1 năm từ ngày tôi quay lại SG. Hôm nay trời âm u, 1 năm trước đây trời cũng như thế. Ngày tôi ra sân bay, tôi bắt taxi chạy xuống Giải Phóng chào ông bác, đường hôm đó rộng thênh thang, trời HN cũng bắt đầu vào thu, nắng ngủ quên ở tận đâu. Mùa hè HN cực kỳ kinh khủng, tôi chỉ muốn rời khỏi HN thật nhanh. Nhưng đến ngày tôi về thì HN níu chân tôi bằng 1 thời tiết cực kỳ dễ chịu !

Thời tiết SG hôm nay cũng thật mát mẻ, cây cối quanh nhà xum xuê, chim hót ríu rít ngoài vườn. 1 khung cảnh cũng thật đáng để enjoy. Nhưng thật sự tôi đang nhớ về HN, đúng kiểu nhớ của bài hát “nhớ về Hà Nội”. Nhớ những lần đi chơi xa lên tận Yên Bái, về 1 cậu bé ở quán rắn, lần ngồi nhậu với anh Quyền trong căn nhà thuê với mái tôn hầm hập nóng giữa trưa hè, lần tập lái lên Thái Nguyên và Hòa Bình với những người bạn vpHN, những lần đi ké xe honda mà ko có nón BH, vừa đi vừa né công an, những lần lội bộ mấy km dưới cái nắng hoặc dưới cái mưa tầm tã từ Nhổn về Cầu Giấy, nhớ lần chia tay với các bạn vpHN bằng chầu ốc Cay và karaoke hoành tráng … !!!

Thật nhiều để viết vào đây, hôm nay rảnh ngồi nhớ 1 chút, thế thôi … ^^

36 kế của Khổng Minh

Posted: Tháng Bảy 24, 2010 in Cuộc sống
Thẻ:,

Lang thang đọc được 36 kế này, repost lại đây để nhớ mà học theo

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế “Dương đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là “Dương đông kích tây” vậy. Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: – Tạo tin đồn. – Làm rối tai rối mắt địch. – Buộc đối phương lo nhiều mặt. – Mê hoặc ý chí của địch. – Nghi binh. – Làm phân tán lực lượng đối phương. – Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của ” Dương đông kích tây” là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế ” Dương đông kích tây” là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế “Điệu hổ ly sơn” có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Kế “Nhất tiễn song điêu” là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim. Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết) Kế “Minh tri cố muội” là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì. Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế “Minh tri cố muội” vậỵ.

5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế “Du long chuyển phượng” là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng. Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) “Mỹ nhân kế” là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được. Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp. Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân. Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế “Sấn hỏa đả kiếp” là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn. Có hai loại “Sấn hỏa đả kiếp”: Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp. Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta. Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta. Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có. Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ. Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước. Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở. Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần. Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam – Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu. “Sấn hỏa đả kiếp” đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế “Vô trung sinh hữu” là từ không mà tạo thành có. Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ “chọc trời khuấy nước”. Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi. Kế “Vô trung sinh hữu” hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) “Tiên phát chế nhân” là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng. Kế “Tiên phát chế nhân” là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất. Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung… Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn “chớp nhoáng” không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp. Vẫn có câu “Tiên hạ thủ vi cường” là vậỵ.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ) Kế “Đả thảo kinh xà” là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) Kế “Tá đao sát nhân” là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng). Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế “Di thể giá họa” là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa. Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là “giết người không thấy máu”.

13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc) “Khích tướng kế” là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình. Mạnh Tử nói: “Nhất nộ nhi an thiên hạ”. Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận. Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân. Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta. Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ. Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”. Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: “Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh”. (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu). Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến. – Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện. – Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói. – Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người. – Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc. Mục đích của thuyết có năm điều: – Làm cho người hiểu rõ. – Làm cho người tin tưởng. – Làm cho người đồng tình. – Làm cho người phục. – Làm cho người theo. Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Kế “Man thiên quá hải” là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù. Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó. Kế “Man thiên” đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực. Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt. Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí. Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) Kế “Ám độ trần sương” là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua. Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau. Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương. Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như “Tôn Tử Binh Pháp” viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định. Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ) Kế “Phản khách vi chủ” là đổi địa vị khách thành địa vị chủ. “Phản khách vi chủ” là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp. “Phản khách vi chủ” là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác) “Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác. Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế “Kim thiền thoát xác” có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) “Không thành kế” là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ. Kế này có hai loại: – Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát. – Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt. “Không thành kế” thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc) “Cầm tặc cầm vương” là dẹp giặc phải bắt chúa giặc. Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như “Điệu hổ ly sơn”, “Mỹ nhân kế” hay “Man thiên quá hải” đều có thể dùng cho kế “Cầm tặc cầm vương”. Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau. Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế. “Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc” là vậy. Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.

20. Ban trư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ) Kế “Ban chư ngật hổ” là giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu “đại trí nhược ngu”. Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ. Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét. – Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật. – Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý. – Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết. – Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ. – Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe. – Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế “Ban chư ngật hổ” vậy.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu) “Quá kiều trừu bản” là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình. Kế “Quá kiều trừu bản” thường trái ngược với kế “Ban chư ngật hổ”. Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt. Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa. Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần. Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái. Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau) “Liên hoàn kế” là nối liền với nhau thành một dây xích. “Liên hoàn kế” còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng “Liên hoàn kế”. Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra. Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Tuy vậy, vẫn phải phân biệt “Mỹ nhân kế” với “Liên hoàn kế”. Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) Kế “Dĩ dật đãi lao” là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên “Quân Tranh” của bộ “Tôn Tử Binh Pháp”: “Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt” nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích. Tôn Tử gọi thế là: “Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời”. Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn. Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích. Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ. Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược “Dĩ dật đãi lao”.

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe) “Chỉ tang mạ hòe” là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) “Lạc tỉnh hạ thạch” là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng. Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng – Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt. Căn bản triết lý của “Lạc tỉnh hạ thạch” là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta. Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn “Lạc tỉnh hạ thạch” nhất. Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình… Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố. Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc “Lạc tỉnh hạ thạch” hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) “Hư trương thanh thế” là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào. Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi) Kế “Phủ để trừu tân” là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào). Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế “Phủ để trừu tân” là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết. Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế “Phủ để trừu tân” lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế “Phủ để trừu tân” lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ) “Sát kê hách hầu” nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ. Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt. “Sát kê hách hầu” có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) “Phản gián kế” là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) “Lý đại đào cương” là đưa cây lý chết thay cho cây đào. Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về) “Thuận thủ khiên dương” theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về. Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) “Dục cầm cố tung” theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra. Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó. Kế “Dục cầm cố tung” không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) “Khổ nhục kế” là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc) “Phao bác dẫn ngọc” nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy. Dân gian thường nói “thả con tép bắt con tôm” cũng là kế này.

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) “Tá thi hoàn hồn” nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình. Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.

36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân) “Tẩu kế” nghĩa là chạy, lùi, thoát thân. Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là “kế chạy”? Lại có câu: “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài. Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy… Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng. “Tẩu kế” không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng. Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là “Tẩu kế”. Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì “tẩu” không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!

Tháng 4 đúng là tháng đi chơi của tôi và chắc là cũng của vpHCM. Vừa mới tham gia team building “sống sót trên hoang đảo” được vài tuần là pập tiếp tour “về Ba Tri ăn đám giỗ”. Nhưng chuyến đi không chỉ là là đi và ăn, còn nhiều thứ kiểu như “how they do that ?!?!?!”

Sáng sớm chúng tôi tập trung ở cổng tòa nhà Center Point, vp của TMV. Mặc 1 cái quần shọt toàn chim cò, đeo lủng lẳng balo túi xách, tôi cứ theo thường lệ phi xe thẳng xuống hầm và thang máy lên tầng G. 6h45, cửa sảnh khóa mặc dù có bảo vệ đứng đó (bọn này chắc chỉ đứng đó để đuổi chuột) !! Tôi lại lộn xuống hầm và theo lối xe đi lên, phê lòi với cái mớ thiết bị máy ảnh xách theo. Hóa ra tôi là người đầu tiên, vài phút sau thêm vài người. Sếp cũng đi nhưng lại cancel vào phút chót do hôm trước nhậu nhiều quá (đúng vì tương lai con em những người .. bán bia !). Đúng 7h xe đến. Lên đường …

Đường sớm vắng xe, chỉ ít phút sau chúng tôi đã lên đường cao tốc. Đường thẳng tắp, phẳng lì, ko phơi rơm, ko xe máy, ko công nông, ko xe bò và tất nhiên ko .. phân bò ! A lái xe dễ thương của vp đạp lên tận 160 km/h. Hai bên đường là 2 dãy hàng rào ngăn không cho người dân lên đường cao tốc, có vẻ như cuộc sống của người dân ở đây bị chia đôi bởi con đường này, và cuộc sống miền Tây cũng ít nhiều thay đổi. Theo lời cô bạn, khi chưa có con đường này, khách từ miền Tây lên hay ghé Gò Đen mua rượu, từ khi con đường cao tốc này mở ra, lượng khách mua rượu ít đi hẳn. Nhà cô bạn tôi lúc trước chuyên nấu rượu, sau này ko còn nữa. Tương lai danh tiếng rượu Gò Đen có khi sẽ mai một và thay vào đó là rượu “Cao Tốc”.

Hơn 60km cao tốc trôi qua trong 30 phút, chúng tôi dừng lại ăn sáng ở ngã 3 Trung Lương. Quán sang trọng sạch sẽ và 30k/tô. Ko quá ngon, ko quá dở, được. Nhanh chóng ra xe và tiếp tục hành trình, bạn tôi mặc quần short mang xăng đan trông như Việt kiều Lào nên được chào mời vé số. (hình này có vẻ như bạn tôi đang dẫn theo bạn gái, nhưng xin đính chính ngay là ko phải nhé, em bé này bán vé số ah !!)

Tiếp tục chạy ngang cầu Rạch Miễu, sau khi qua cầu chúng tôi ghé vào khu du lịch Cồn Phụng. Vừa từ cầu xuống rẽ trái, chúng tôi gặp ngay 1 trạm thu phí qua cầu. Ông bán vé bắt mua luôn 2 vé đi và về và cam đoan rằng vé này có giá trị cho luôn ngày mai. Thế là mua luôn, và “anh đã bị dụ -:( ” !! Thực ra việc đặt trạm thu phí ở đây là đúng, để xe từ  Sài Gòn về chơi ở cồn phụng và chưa qua trạm thu phí chính thì vẫn bảo đảm là phải đóng tiền cầu. Nhưng điều cực kỳ stupid ở đây là vé này chỉ dùng trong ngày. Chi tiết về cái trạm thu phí kỳ cục này tôi sẽ nói kỹ ở phần sau để mọi người biết mà tránh.

Sau khi qua trạm thu phí, xe chạy thẳng vào trong, đường càng lúc càng nhỏ, cuối con đường là 1 cây cầu nhỏ xíu, thế là phải lui xe ra. Xe chúng tôi quay đầu thì phải đưa đít vào sân của 1 ông già. Thế là ổng lao ra chửi như té nước. Lỗi về phần chúng tôi đã không xin phép trước, nhưng đúng thật ông già này dữ quá, thiếu điều muốn bụp luôn cả tôi. Tình hình càng lúc càng nóng, may nhờ bà vợ ra can ổng nên chúng tôi quay được đầu xe. Trở ra phía ngoài và mua vé tham quan Cồn Phụng.

Vé trọn tour tham quan Cồn Phụng là 80k/người bao gồm đi thuyền trên sông, thăm xưởng làm kẹo dừa, đi xe ngựa, ăn 5 món trái cây, nghe đờn ca tài tử và tiếp tục .. đi thuyền trên sông ! Chơi luôn. Cô thu tiền vừa cầm xong tiền là biến mất, bỗng đâu xuất hiện 1 chị mặt mũi trùm kín mít, đội nón lá, áo khoác tay dài (ko biết có mặc áo chống đạn ở trong ko nữa ??) trông cứ như đi thu nợ. Bạn tôi chạy lại cái chòi của công ty tổ chức tour thì bà chị này lên tiếng “có dzụ dzì dzậy chị, nói dzới tui được gòy”. Cảm giác đầu tiên là thiếu thân thiện -:( .

Lên xuồng thì bà chị này im như thóc, đến các điểm tham quan thì cũng chả thèm mở miệng, chỉ lo ngồi tám tào lao với mấy bà bạn. Từng điểm tham quan trôi qua vèo vèo. Tôi có hỏi là tại sao lại ko giới thiệu hay hướng dẫn gì cả, thế là nhận được lý do “mấy cái cây này mấy anh chị biết hết gồi thì cần chi nói nữa”. Thế là thằng tôi thành tour guide bất đắc dĩ “xin giới thiệu với anh chị đây là cây mít, đó là cây xoài, còn kia là cây … cột điện !!”.  Tiếp theo chúng tôi sẽ lên xe ngựa. Cả nhóm hí hoáy pose chụp hình bên xe ngựa thì bà chị này lại giục “nắng gồi lẹ lẹ dzùm cái đi”. Trên xe chúng tôi phải gợi chuyện :
Ques: em cho anh hỏi ở đây người ta có hay đi đám cưới bằng xe ngựa ko em ?
Ans: chiện thiên hạ biết chi cho mệt ông ơi !!
….
Ques: a chụp e 1 tấm hen ?
Ans: hôi, xấu quắc chụp cái gì, thấy ghê..ê..ê !!
(mịa, con gái ăn nói vô duyên dã man, mình lịch sự đến thế thôi nhé, nhỡ mà bà chị này gật chắc về tôi cũng xóa khẩn trương !!)

Vừa xong chuyến xe ngựa chúng tôi được thưởng thức món trà mật ong và 5 món trái cây (chuối, mận, mít, dứa, xoài). Mỗi 1 dĩa bé tẹo, loe ngoe vài miếng. Vừa ăn vừa nghe đờn ca tài tử, ko hay ko dở, nhưng lúc này bà chị kia mới mở khẩu trang ra xoa thêm chút phấn, vừa xoa vừa chat với mấy cô bạn “tui hỏng làm dzậy nó đen nó xấu mặt tui chứ xấu mặt ai !!”. Tôi chán quá xách máy đi ra sân chụp .. gà, coi bộ vui hơn !!!

Tiếp theo chúng tôi leo lên xuồng nhỏ, men theo lạch để ra sông lớn. Cô lái xuồng có vẻ yếu nên tôi chèo phụ, toát cả mồ hôi. Mỗi lần chèo thế này thì được 10k, đóng quỹ thì còn 9k cho 1 lần đưa khách ra sông lớn như thế này (chuyến này có khi phải chia cho tôi 4k là ít). Ghe lớn đợi sẵn đưa chúng tôi qua Cồn Phụng có di tích ông Đạo Dừa. Bà chị kia dẫn chúng tôi đến, mua vé tham quan cho đoàn chúng tôi xong buông gọn 1 câu “đây là di tích ông Đạo Dừa” xong biến luôn. Theo các ghi chép thì ông này từng dự định ra tranh cử tổng thống thời việt nam cộng hòa, từng tuyên bố là phật, là người nắm giữ chìa khóa hòa bình thế giới, là người đem lại hòa bình cho Đông Dương trong 7 ngày, …
Thông tin thêm về Đạo Dừa

Kết thúc tour, chúng tôi ghé vào cái chòi bán vé lúc đầu để phản ánh về bà chị hướng dẫn viên vô duyên kia. Câu trả lời chỉ là “dạ để bọn em rút kinh nghiệm” “thành thật xin lỗi”, …blah blah…

1 vài thông tin về cái tour đáng nhớ này

Card visit

Điểm đón khách

“Văn phòng đại diện”

( còn tiếp ) …

Cúp điện

Posted: Tháng Tư 1, 2010 in Cuộc sống
Thẻ:

Lâu lâu nhà tôi bị cúp điện và rất lâu rồi tôi mới được ăn cơm trong ánh đèn cầy, chắc cũng đã mười mấy năm !

Thuở nhỏ khu nhà tôi là xóm nhà lá, khu lao động nghèo. Khi có điện nhìn qua nhà hàng xóm thấy ánh đèn điện xuyên qua kẽ mái lá lốm đốm sáng cứ  như  sao trên trời. Tôi, 1 thằng con nít sống dưới mái nhà tôn thỉnh thoảng ra nhìn rất khoái chí và bình luận theo kiểu mỉa mai “đó là khách sạn ngàn sao !!” .

Cái thời điện nước thiếu thốn, cứ đều đều mỗi tuần lại có vài vụ kiểu như “Giờ trái đất”, cúp điện đen thui cả khu. Mùa cúp điện thường là vào mùa nóng, nhà nhà xài quạt, hồ khô không đủ nước cho thủy điện, thế là thay phiên nhau cúp. Sáng sáng câu chuyện của các bà trong xóm tôi không chỉ là giá thịt thà cá mắm, giá vàng (thời đó hình như chưa thịnh hành chơi $ ) mà còn thêm cả lịch cúp điện.

Nhà tôi mỗi khi cúp điện là cả nhà lại dọn cơm ra bờ hè bên hông nhà cho bữa cơm tối. Đúng là “cúp điện nhà ngói cũng như nhà tranh” , nhìn qua hàng xóm cũng lục tục kéo ra hè ngồi hết. Thời đó đất rộng người thưa, ao hồ mênh mông, không như bây giờ bê tông ken kín cả. Thời xưa cúp điện thì xung quanh tối mịt một màu đen, nhìn về phía chân trời chỉ thấy quầng sáng nhẹ tạo nên bởi bầu khí quyển, tiếng gió nhè nhẹ, tiếng ếch kêu muỗi bay, tiếng quạt nan phèn phẹt của bà… Còn bây giờ nếu cúp điện, ra nhìn lên trời thì loang loáng các đèn pha công suất lớn của các trung tâm mua sắm, gần hơn là ánh sáng soi rõ 1 vùng của sân tennis, văng vẳng trong không khí là bản “Vọng cổ teen” từ điện thoại của ai đó !!

Hẻm nhỏ mùa cúp điện vẫn nhộn nhịp bởi đám con nít, chơi trốn tìm, rượt bắt, tạt lon (tối thế mà vẫn nhìn thấy lon, sao mình phục mình thế !!), người lớn bắt ghế ra đường ngồi tâm sự chia sẻ… Còn giờ đây nhờ có 3G và GPRS nên chả còn ai ra đường khi cúp điện nữa, cứ ở nhà online cho an toàn 😦 . Mỗi lần có điện, cả xóm ồ lên, đồng loạt từ đầu xóm đến cuối xóm. Tôi nhớ có lần nhà đèn thử điện, đóng rồi lại cắt, làm bà con ồ hụt vài lần. Ngồi bên đây mà nghe xóm trên nó ồ lên thì mấy bà bên này lại chắt lưỡi “xóm trên có điện rồi !!”

Giờ đây lâu lâu có dịp cúp điện lại ngồi viết linh tinh !!